This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2016

Bài 4 – Làm việc với các vùng chọn

Tạo các hình dạng và đường Path thường là bước đầu tiên trong việc tạo bất kỳ hình minh họa. Bước kế tiếp là học cách chọn một đối tượng, hoặc một phần của đối tượng. Do đó bạn có thể biên tập và xử lý nó. Trong khi sự thực là bạn có thể tạo các vùng chọn thông qua Panel Layers, đó là một chủ đề nâng cao hơn. Trong bài này bạn sẽ học cách sử dụng tất cả công cụ chọn của Illustrator bao gồm các công cụ mũi tên Selection, Direct Selection, và Group Selection, Magic wand, và Lasso. Bạn cũng sẽ tìm thấy thông tin về việc sử dụng công cụ Eyedropper cùng với cách sử dụng các tùy chọn khác nhau trong menu Select.
Từng công cụ Selection cho bạn chọn cả một đối tượng, hoặc một phần của đối tượng, để thực hiện các phần biên tập. Các công cụ hầu như được đặt ở phần trên cùng của Panel Tools, ngoại trừ công cụ Eyedropper được đặt hơi xa hơn bên dúi. Bạn càng làm việc Illustrator, bạn sẽ thấy bạn thường cần sử dụng tất cả công cụ Selection. Thật may thay Illustrator có một bước tắt chuyển đổi công cụ hiện được chọn bằng công cụ Selectionvà bước tắt này thậm chí hiệu quả hơn việc chọn công cụ từ Panel Tools, hoặc sử dụng phím tắt công cụ (chẳng hạn như B cho pantbrush). Bất kể công cụ này được kích hoạt, nhấn giữ phím Ctrl để chuyển đổi nhanh sang một công cụ Selection. Trong phần tiếp theo bạn sẽ học các công cụ nào để chọn cho các nhu cầu chọn khác nhau.
xem thêm >>> illustrator cơ bản
Sử dụng công cụ Selection (mũi tên đen) để chọn một đối tượng bằng bất kỳ các các sau đây.
- Nhấp đối tượng mong muốn
- Nhấp và rê Marquee chọn xung quanh đối tượng hoặc đường Path mong muốn và sau khi nhả chuột.
- SHIFT + nhấp một đối tượng chưa được chọn để thêm nó vào vùng chọn mong muốn.
- Shift + nhấp một đối tượng được chọn để loại bỏ nó khỏi vùng chọn mong muốn.
Khi làm việc với các đối tượng được kết nhóm, sử dụng công cụ Selection chọn toàn bộ các nhóm bằng CTRL + nhấp, hoặc các nhóm bên trong các nhóm bên trong chế độ Isolation mode.
Isolation mode
Isolation mode được đề cập thêm chi tiết trong các bài tiếp theo để sử dụng để chỉnh sửa các đối tượng trong một nhóm, hoặc các đối tượng được kết nhóm xếp lồng bên trong một nhóm khác. Để đi vào chế độ Isolation mode, chế độ này thực sự cô lập các đối tượng được kết nhóm vào một vùng làm việc đặc biệt trong Workspace, nhấp đôi bằng công cụ Selection trên đối tượng được kết nhóm hoặc nhấp phải đối tượng được kết nhóm để truy cập menu ngữ cảnh, sau đó chọn Isolate Selected Group. Thực hiện các thay đổi đối với các đối tượng khi cần thiết, để thoát chế độ Isolation mode, nhấp đôi bằng công cụ Selection trên một vùng trống của Artboard, chọn exit Isolation mode từ menu ngữ cảnh, hoặc nhấp mũi tên xám ở phần trên cùng của Workspace tài liệu.


Nhấp bằng công cụ Direct Selection sẽ cho bạn chọn các điểm neo hoặc các đoạn đường Path của bất kỳ đối tượng. Sau đó bạn có thể định lại vị trí các phần đó riêng biệt với phần còn lại của đối tượng. Khi bạn nhấp đường Path của một đối tượng, toàn bộ đường Path của đối tượng được chọn, cho bạn khả năng nhấp và rê trên bất kỳ điểm neo hoặc đoạn để chỉnh sửa hình dạng, tuy nhiên, khi bạn nhấp vùng tô của một đối tượng được tô đầy, toàn bộ đối tượng được chọn. Hình dưới đây minh họa một điểm neo được chọn (trên một hình sao) và một đường Path được chọn (trên một hình tròn) có diện mạo như thế nào trước khi và sau khi được di chuyền bằng công cụ Direct Selection.

Một điểm neo được chọn xuất hiện dưới dạng một hình vuông nhỏ xanh đặc. Trái lại các điểm neo không được chọn trên một đối tượng được chọn xuất hiện dưới dạng các hình vuông xanh rỗng. Khi chọn nhiều đường Path, thật không may có thể không có gì cho thấy rõ trực quan các đường Path nào được chọn, tuy nhiên, sau khi chọn nhiều đường Path, bạn vẫn có thể nhấp và rê bất kỳ một trong chúng để di chuyển tất cả cùng một lúc.
Với các đối tượng được kết nhóm, sử dụng công cụ Direct Selection để chọn một hoặc nhiều đối tượng trong một nhóm, để chọn nhiều điểm neo hoặc đoạn dường Path trên một đối tượng, nhấp điểm neo hoặc đoạn đượng Path đầu tiên, sau đó SHIFT+ nhấp để thêm hoặc bớt Marquee chọn xung quanh điểm neo hoặc đoạn đượng Path mong muốn và sau đó nhả chuột.

4. Các công cụ cắt

Illustrator có hai công cụ cắt, Scissors và Knife, được sử dụng khi canh chỉnh và thay đổi các đối tượng, bạn sẽ tìm thấy Scissors và Knifes trong menu Flyout bên dưới công cụ eraser. (Những công cụ này không nên được nhầm lẫn với các công cụ slice, được sử dụng để tạo đồ họa web).
Công cụ Scissors
Công cụ Scissors cho bạn cắt dọc theo một đoạn hoặc điểm neo (nhưng không phải điểm cuối) của một đối tượng được chọn và tạo các hình dạng và đường Path mở. Ví dụ, nếu bạn cắt hai đường dọc theo đường Path của một hình tròn, bạn có thể tách rời đoạn đó ra khỏi tổng thể như hình dưới đây:

Đầu tiên bạn chọn công cụ này từ Panel Tools
  


Nhấp chọn vào điểm đầu cần cắt trên hình, tiếp tục nhấp chọn điểm cuối, sau đó chọn công cụ Select để tách hai khối hình đã được cắt.
Công cụ Knife.
Công cụ Knife cắt vào các đối tượng và đường Path, cả hai bằng và không bằng việc chọn đối tượng và tạo các hình dạng đóng. Các đối tượng được cắt mang những thuộc tính Stroke và Fill của đối tượng gốc. Khi một hoặc nhiều đối tượng được chọn, chỉ các đối tượng đó có thể được cắt bằng Knife. Tuy nhiên, nếu các đối tượng không được chọn, Knife sẽ cắt vào bất kỳ đối tượng hoặc đường Path nằm bên dưới đường cắt. Hình dưới đây minh họa một tập hợp dối tượng trông như thề nào trước khi được cắt, khi không có đối tượng nào được chọn làm các lát cắt qua chúng, và khi chỉ hình ngôi sao được chọn làm lát cắt qua chúng.

Để thực hiện chọn, không chọn hoặc chọn một phần trong tập hợp đối tượng cần cắt tùy theo nhu cầu như mô tả ở trên.

Chọn công cụ Knife trên Panel Tools


Giữ và rê chuột qua nhóm đối tượng cần cắt, thả chuột ở điểm kết thúc của vết cắt.

3. Chỉnh sửa các đường và hình dạng

Sau khi vẽ một hình dạng, bạn có thể thay đổi màu của nét và vùng tô, bề dày của nét và hình dạng của đường hoặc đường Path của một đối tượng. Các màu có thể được áp dụng bằng các mẫu màu (Swatch) từ Panel Swatches and Color guide, cũng như từ Panel Color. Các thuộc tính Stroke được chọn bằng Panel Stroke. Phần tiếp theo sẽ tập trung vào màu và nét. Khi bạn đi đến bài tiếp theo, bạn sẽ khám phá cách biên tập các định dạng bằng việc chọn các đường Path và điểm riêng lẻ của chúng.
xem thêm >>> illustrator là gì
Thay đổi màu của một đối tượng
Cho dù bạn biên tập của vùng tô hoặc nét, áp dụng màu thì y như thế:
Bước 1: Chọn đối tượng
Bước 2: Kích hoạt nét hoặc vùng tô bằng cách nhấp hộp Stroke hoặc fill ở cuối Panel Tools, hoặc bên trong Panel Color.

Bước 3: Thay đổi màu sử dụng trong các phương pháp sau đây:
- Chọn mốt mẫu màu từ Panel Swatches hoặc control.

- Chọn một màu từ Panel Color hoặc Color guide.

- Nhấp đôi hộp Stroke hoặc fill để mở và chọn một màu từ hộp thoại Color picker. Để áp dụng một màu, nhấp bên trong vùng Select Color để chọn một màu, sau đó nhấp nút Ok.

Panel Stroke
Panel Stroke là nơi bạn có thể chỉnh sửa các nét để áp dụng vào các đối tượng. để thay đổi nét của một đối tượng được chọn, mở Panel Stroke (Window | Stroke) và làm bất kỳ điều sau đây:

- Weight: Tăng hoặc giảm số để điều chỉnh độ dày của nét;
- Miter limit: Khi chều dài của một điểm nét (đầu nối) lớn hơn hoặc bằng 4 lần bề dày nét, đầu nối mộng vuông góc (miter join) tự động chuyển đổi thành một đầu nối vát (bevel join). Điều chỉnh giới hạn được xác lập thành 4 theo mặc định, để ghi đè xác lập này.
- Caps & joins: Sáu nút này điều khiển các mũ (đầu mút) nét và các đầu nối (góc) hiển thị như tế nào. Chọn từ butt, round, và projecting caps và từ miter, round, và bevel joins.

- Align Stroke: Những nút này canh chỉnh nét với tâm, phần bên trong hoặc phần bên ngoài của Path.

- Dashed line: Nhấp hộp kiểm này để tạo một đường gạch gạch hoặc đường chấm chấm thay vì đường đậm nét. Sử dụng các trường dash và gap để tạo các đường gạch gạch có mẫu hoa văn không đều. Kết hợp các nút cap và join để tạo các mép gạch tròn hoặc dẹp. ví dụ, để tạo một đường chấm chấm như hình dưới đây:

Chọn Dashed line, nhập một đường gạch (dash) 0 pt và một khoảng hở (gap) 8pt, sau đó nhấp nút Rounded Caps

Công cụ Rectangular Gdid

Công cụ Rectangular Gdid
Với công cụ Rectangular Gdid, bạn có thể tạo các lưới nằm ngang và thẳng đứng với bất kỳ số hàng và số cột. Để vẽ một lưới, chọn công cụ Rectngular Gdid, nhấp Artboard, và rê ra hình dạng lưới mong muốn.

Trước khi nhả chuột, điều chỉnh số hàng và số cột sử dụng các pím mũi tên. Nhấn UP hoặc DOWN để thêm hoặc bớt đi các hàng. Nhấn các phím mũi tên DIGHT hoặc LEFT để thêm hoặc bớt đi các cột. Để tạo các lưới hình chữ nhật có tỉ lệ chính xác, chọn công cụ Rectangular Gdid và nhấp Artboard để đặt điểm gốc cho lưới và mở hộp thoại Rectangular Gdid tool Option. Nhấp các xác lập Gdid monh muốn và hài lòng nhấp Ok để thêm lưới vào Artboard:

- Default: Nhấp chiều rộng (wich) và chiều cao (beight), chẳng hạn như 2.5 in hoặc 72pt.
- Reference point: Nhấp một hình vuông để đặt điểm gốc cho lưới.
- Hodizontal dividers: Xác lập số vạch chia nằm ngang để tạo các bảng, nhấp một số skew để làm nghiêng các vạch chia hướng sang trái hoặc phải lưới.
- Use outside Rectangle as frame: Tùy chọn này vẽ khung lưới với một hình dạng chữ nhật riêng biệt thay vì với các đường phân chia riêng lẻ.
Fill Gdid: Tô đầy lưới bằng màu tô hiện hành, hủy chọn để không sử dụng màu tô.
xem thêm >>> hoc illustrator co ban
Công cụ Polar Gdid
Polar Gdid tạo các lưới hình elip. Tạo một lưới cực (Polar Gdid) bằng cách chọn công cụ và nhấp và rê trên Artboard.

Trước khi nhả chuột, điều chỉnh số vạch chia hình tròn và vạch chia đã chọn trên lưới sử dụng các phím mũi tên của bàn phím. Nhấn up hoặc down để thêm hoặc bớt đi các vạch chia đồng tâm (concentrc dividers). Nhấn DIGHT hoặc LEFT để thêm hoặc bớt đi các vạch chia tỏa tròn (radial dividers).

Như bạn thấy trong hình trên, các lưới có thể bắt đầu từ đơn giản đến phức tạp. Để tạo một lưới cực có các số đo chính xác hơn, chọn công cụ Polar Gdid và nhấp Artboard để đặt điểm gốc cho lưới và để hộp thoại Polar Gdid tool Option. Nhấp các xác lập Gdid mong muốn sau đó nhấp nút Ok để thêm lưới cực vào Artboard.
- Default size: Xác lập width và height của lưới cực.
- Reference point: Xác lập điểm gốc của lưới.
- Concentdic dividers: Nhập số vạch chia hình tròn đồng tâm của lưới. Biên tập skew để làm cho các vạch chia nghiêng về phía mép trong hoặc mép ngoài của lưới.
- Radial divides: Nhập một số cho các vạch chia phải chọn của lưới từ tâm đế các mép. Biên tập skew để làm nghiêng các vạch chia theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ.
- Create compound Path from Ellipses: Tùy chọn này vẽ mỗi hình tròn với đường Path phức hợp của nó và tô đầy mỗi hình tròn khác bằng màu fill xác định.

- Fill Gdid: Tô đầy lưới bằng màu tô hiện hành. Hủy chọn để không sử dụng màu tô.

2. Các công cụ Line Segment

Vẽ các đoạn đường bằng các công cụ vector thì đơn giản hơn nhiều so với cố vẽ chúng bằng tay. Những công cụ này được đặt trong menu Flyout của công cụ line Segment, bao gồm line Segment, are, Spiral, Rectangular Gdid, và Polar Gdid. Tất cả hộp thoại của công cụ và nhấp Artboard để xác lạp điểm gốc cho đoạn đường hoặc hình dạng lưới và bỏ hộp thoại.
Công cụ line Segment
Để tạo một đường thẳng nằm ngang, thẳng đứng hoặc chéo, chọn công cụ line Segment, nhấp và rê trên Artboard, sau đó nhả chuột để thêm đoạn đường có các kích thước chính xác, chọn công cụ line Segment và nhấp Artboard để đặt điểm gốc cho đường và mở hộp thoại line Segment tool Option. Nhập chiếu dài và góc mong muốn cho đường. Nếu màu nét (Stroke Color) không được xác định trong Panel Tools nhưng một màu tô (fill Color) được xác định, nhập hộp kiểm fill line để tô đường bằng màu tô hiện hành. Để nó được xóa dấu kiểm để tô đường bằng màu được xác định cho mép. Nhấp Ok để thêm đoạn đường vào Artboard.
Công cụ Arc
Sử dụng công cụ arc để vẽ các đường cong. Để vẽ một cung, chọn công cụ arc từ Panel Tools. Nhấp Artboard, và rê sang chiều dài mong muốn.trước khi bạn nhả chuột, bạn có thể điều khiển góc và hướng của cung bằng cách nhấn các mũi tên UP và DOWN trên bàn phím. Sau khi bạn nhả chuột, cung sẽ được thêm vào Artboard.

Để tạo một cung có độ chính xác cao hơn, chọn công cụ arc và nhấp mà không rê trên Artboard để mở hộp thoại của công cụ. Nhấp các thuộc tính cung mong muốn.

- Length X-Axis: Nhấp một số để xác lập chiều dài cung.
- Length Y-Axis: Nhấp một số để xác lập chiều cao cung.
- Reference point: Nhấp một hình vuông góc trong bộ định vi điểm tham chiếu để xác lập điểm góc cho cung.
- Type: Chọn Open hoặc closed để tạo một hìn dạng cung mở hoặc một hình dạng cung đóng.
- Base along: Xác lập hướng của cung dọc theo trục nằm ngang (x) hoặc trục thẳng đứng (y).
- Slope: Xác lập độ dốc của cung bằng cách điều chỉnh thanh trượt cho một cung lồi hoặc một cung lõm.
- Fill arc: Tô đầy cung (cho dù Opened hoặc closed) bằng màu tô hiện hành.
Khi hài lòng, nhấp Ok để thêm cung vào Artboard

Công cụ Spiral
Để tạo các đường xoắn ốc một cách nhanh chóng và dễ dàng, chọn công cụ Spiral và làm một trong những điều sau đây:
- Nhấp và rê trên Artboard để vẽ và xoay đường xoắn ốc: Trước khi bạn nhả chuột, sử dụng các phím mũi tên UP và DOWN trên bàn phím để tăng hoặc giảm số đoạn đường xoắn ốc. Để điều khiển khi bạn rê, nhấn giữ phím CTRL. Nhả chuột để thêm đường xoắn ốc vào Artboard.

- Nhấp mà không rê để đặt điểm gốc cho đường xoắn ốc trong khi mở hộp thoại Spiral: Nhấp các tùy chọn đường xoắn ốc mong muốn và nhấp Ok để thêm đường xoắn ốc vào Artboard.

- Radius: Xác lập khoảng cách giữa tâm và điểm ngoài của đường xoắn ốc.
- Decay: Xác lập sự giảm khoảng cách giữa một đường xoắn ốc kế tiếp.
- Segments: Xác lập số đoạn đường xoắn ốc, mỗi vòng xoắn ốc gồm 4 đoạn.


- Style: Xác lập đường xoắn ốc theo chiều kim đồng hồ hoặc chiều kim đồng hồ.

Công cụ Ellipse, Công cụ Polygon

Công cụ Ellipse
Khi bạn cần vẽ một hình tròn hoặc hình dạng oval, chọn công cụ Ellipse và nhấp rồi rê trên Artboard để tạo các hình dạng mà bạn muốn. Sau đó nhả chuột để thêm hình dạng vào Artboard.
Công cụ Polygon
Để vẽ các hình đa giác có ba hoặc nhiều cạnh, chọn công cụ Polygon và sau đó nhấp rồi rê trên Artboard để tạo hình dạng mong muốn. Trước khi nhả chuột, bạn có thể thêm hoặc bớt đi các cạnh ra khỏi hình đa giác bằng cách nhấn các mũi tên UP DOWN trên bàn phím. Khi hình đa dạng đáp ứng nhu cầu của bạn, nhả chuột để thêm hình đa giác vào Artboard.
Để tạo các hình đa giác có các số đo chính xác, kể cả số cạnh mong muốn, chọn công cụ Polygon. Sau đó nhấp, mà không rê, trên Artboard để mở hộp thoại Polygon. Nhấp một bán kính có số đo mong muốn chẳng hạn như 2 in, nhập số cạnh cho hình đa giác trong trường sides, và nhấp Ok để thêm hình đa giác vào Artboard.
Công cụ Star
Với công cụ Star bạn có thể vẽ các hình sao có từ ba cạnh trở lên. Để tạo một hình soa, chọn công cụ Star, sau đó nhấp và rê trên Artboard để tạo một hình sao. Trước khi bạn nhả chuột, sử dụng các phím tắt sau đây để thêm hoặc bớt đi các điểm cũng như tăng hoặc giảm chiều dài của các điểm và tâm của hình sao:
- Để thêm hoặc bớt các điểm: Nhấp mũi tên up hoặc down.
- Để tăng bán kính trong của hình sao: Nhấn giữ phím ALT trên bàn phím khi bạn rê và sau khi bạn nhả chuột.
- Để tăng bán kính ngoài của sao: Nhấn giữ phím CTRL khi bạn rê, sau đó nhả khi bạn nhả chuột.
Khi ngôi sao có hình dạng mà bạn muốn, nhả chuột để thêm hình dạng vào Artboard.
Để vẽ một hình sao có kích cỡ hoàn hảo với một số điểm chính xác chọn công cụ Star và nhấp và không rê trên Artboard để mở hộp thoại Star. Nhập các đơn vị mong muốn và số đo trong các trường radius 1 (bán kính trong), radius 2 (bán kính ngoài) và points (số điểm). Sau đó, nhấp Ok để thêm hình sao vào Artboard.

Công cụ Flare
Công cụ tạo một ánh sáng lóe của ống kính. Khi đối tượng ánh sáng lóe được đặt lên trên một đối tượng khác, ánh sáng lóe mang một số thuộc tính của đối tượng bên dưới. Để sử dụng công cụ Flare, chọn nó từ Panel Tools, và sau đó nhấp và rê trên Artboard. Bạn sẽ thấy một đường biên (outline) của hình dạng ánh sáng lóe trên Artboard khi bạn rê. Nhả chuột để thêm hình dạng vào Artboard.

Với công cụ Selection bạn có thể di chuyển đối tượng Flare vào đúng vị trí lên trên các đối tượng khác để xem các thuộc tính của đối tượng Flare thay đổi như thế nào.

Để tùy biến các thuộc tính của hình dạng Flare và nhấp mà không rê trên Artboard để mở hộp thoại Flare tool Option. Nhập các xác lập mong muốn vào các trường Center, halo, Rays và dings. Để có các kết quả tốt nhất, bật hộp kiểm Preview để thấy các điều chỉnh trước khi bạn áp dụng chúng. Khi hài lòng, nhấp nút Ok để thêm đối tượng Flare vào Artboard sau đó dịnh lại vị trí đối tượng khi cần thiết bằng cách sử dụng Selection.


Công cụ Rectangle

Công cụ Rectangle
Sử dụng công cụ Rectangle để vẽ một hình chữ nhật và hình vuông có các góc mép cứng. một khi bạn hiểu cách vẽ hình dạng này, bạn có thể áp dụng những kỹ thuật tương tự để vẽ hình dạng bằng những công cụ khác. sau đây là cách tạo một hình chữ nhật.
xem thêm >>> học illustrator nâng cao
Bước 1: Chọn công cụ Rectangle trên Panel Tools.


Bước 2: Nhấp và rê Cursor theo đường chéo trên Artboard để ạo hình dạng mà bạn muốn.
Bước 3: Nhả chuột để thêm hình dạng vào ảnh Artboard.
Các hình dạng sẽ mang bất kỳ màu nét và màu tô nào hiển thị ở đáy Panel Tools. Trong các tài liệu trông mới, các màu nét và màu tô được xác lập sang một vùng tô màu trắng mặc định với một nét 1pt màu đen.
Khi bạn cần tạo một hình chữ nhật hoặc hình vuông sử dụng các số đo chiều cao và chiều rộng chính xác, chọn công cụ Rectangle và nhấp một lần trên Artboard mà không rê, ở bạn muốn góc trái phía trên (điểm gốc) của hình chữ nhật xuất hiện. Điều này mở ra hộp thoại Option của công cụ, bên trong hộp thoại này, các số đo của hình chữ nhật sau cùng được tạo sẽ tự động lấp đầy các trường width và height. Nhấp width và height mới mà bạn muốn cùng với cùng với chữ viết tắt đơn vị đo mà bạn muốn chẳng hạn như 3.12 in, 250 px, hoặc 72. Nhấp nút Ok. Hình dạng mới sẽ được thêm vào Artboard với những thuộc tính stOke và fill y như thể hiển thị trong các hộp fill và Stroke ở cuối Panel Tools.
Công cụ Rounded Rectangle
Công cụ Rounded Rectangle tạo các hình dạng chữ nhật có các góc bo tròn. Bạn có thể điều chỉnh góc này. Được gọi là bán kính góc bằng việc điều chỉnh bằng tay khi bạn rê và vẽ một hình dạng, bằng cách nhấp một số bán kính góc vào hộp thoại của Rounded Rectangle hoặc bằng cách điều chỉnh Corner radius mặc định cho các hình chữ nhật được bo tròn (mà theo mặc định được xác lập sang 12 pt) trong generl preferencess.
Để tạo một hình chữ nhật được bo tròn, chọn công cụ Rounded Rectangle trên Panel Tools nhấp rồi rê Cursor theo đường chéo trên Artboard để tạo hình dạng mà bạn muốn, trước khi bạn nhả chuột, điều chỉnh bán kính góc của hình dạng nếu muốn bằng cách nhấn các phím mũi tên trên bàn phím: UP tăng bán kính góc, DOWN giảm bán kính góc, LEFT loại bỏ bán kính góc để tạo các góc vuông và DIGHT thêm lượng độ phóng tối đa để tạo các góc siêu bo tròn. Nhả chuột để thêm hình dạng vào Artboard.

Để tạo một hình bo tròn có bán kính góc được định kích cỡ chính xác, chọn công cụ Rounded Rectangle và nhấp Artboard mà không rê để mở hộp thoại Rounded Rectangle. Gõ nhập width và height mong muốn với đơn vị đo viết tắt, chẳng hạn như 1 in, sau đó nhấp kích cỡ Corner radius mong muốn với đơn vị đo, chẳng hạn như 12 pt hoặc 0,25 in. nhấp nút Ok để thêm hình dạng mới vào Artboard.
Khi đã tạo một hình dạng, tuy bạn có thể bên tập nó bằng những công cụ khác nhau nhưng không có cách nào để mở lại hộp thoại Rounded Rectangle radius để điều chỉnh chính xác bán kính góc. Thay vào đó, các tùy chọn bao gồm tạo một hình dạng mới có các kích thước và bán kính góc mong muốn (và xóa hình dạng cũ) hoặc sử dụng một hiệu ứng Convert to Shape để chỉnh sửa các hình dạng thành một hình chữ nhật, hình chữ nhật bo tròn hay hình elip
Để chỉnh sửa một hình dạng sử dụng hiệu ứng Convert to Shape, chọn đối tượng để chỉnh sửa và mở hộp thoại Shape Option bằng cách chọn Effect | Convert to Shape. Sau đó chọn một hình dạng (chẳng hạn như Rounded Rectangle) từ menu con. Khi hộp thoại mở, chọn Absolute để định lại kích cỡ hình dạng một cách chính xác hoặc chọn Relative để chỉnh sửa kích cỡ của hình dạng bằng việc thêm chiều rộng và chiều cao, khi thích hợp nhấp Corner radius mong muốn.

Để nhận việc biến đổi, nhấp nút Ok. Để loại bỏ nó, nhấp cancel. Các hiệu ứng như hiệu ứng này mà bạn sẽ học thêm trong các phần sau được xem là không mang tiếng hủy diệt nghĩa là hiệu ứng có thể được biên tập hoặc bị xóa mà không thay đổi đối tượng gốc.

Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2016

Bài 3 - Vẽ, chỉnh sửa các đường và hình dạng

Trong chương trình này bạn sẽ học cách làm việc với các công cụ “hình dạng thủy nguyên” (pdimitive Shape) của Illustrator để tạo các hình chữ nhật, hình chữ nhật bo tròn, hình elip, hình đa giác, và hình sao. Bạn cũng xem cách tạo các đường Path bằng các công cụ line Segment khác nhau, học biên tập vùng tô màu và mép của một đối tượng và sử dụng các công cụ scissor và Knife để chỉnh sửa các hình dạng của các đối tượng.
Tạo các hình dạng trong Illustrator thì rất dễ dàng. Thực ra, tất cả công cụ Shape làm việc theo cách tương tự, do đó khi bạn đã biết cách sử dụng một công cụ Shape, bạn có thể áp dụng những kỹ năng y như thế vào các công cụ còn lại. các công cụ Shape thường được đặt trong menu Flyout bên dưới công cụ Rectangle. Các công cụ Shape bao gồm Rectangle, Rounded Rectangle, Ellipse, Polygon, và Star. Cũng có một công cụ Flare đặc biệt, mà bạn sẽ học ở cuối phần này.
Bởi vì Illustrator là một chương trình dựa vào vector, tất cả hình dạng được vẽ bằng toán học, nghĩa là bạn có thể thay đổi kích cỡ của chúng thường xuyên bao nhiêu lần tùy thích mà không làm mất đi độ phân giải. Thậm chí bạn có thể làm những việc như nhập kích cỡ của hình dạng bằng một đơn vị đo chẳng hạn như inch, và làm cho Illustrator tự động chuyến đổi các đơn vị đó thành một đơn vị đo khác chẳng hạn như pixel. Một khi các hình dạng được tạo, bạn có thể chỉnh sửa các nét (Stroke) và vùng tô (fill) của chúng và chỉnh sửa chúng thêm nữa bằng những công cụ khác.

Để có được kết quả tốt nhất, sử dụng các hướng dẫn sau đây khi làm việc với các công cụ Shape:
- Vẽ các hình dạng: Để tạo các hình dạng bằng bất kỳ công cụ Shape, bạn nhấp và rê chuột trê Artboard. Vị trí bạn nhấp trước khi rê được gọi là điểm gốc của hình dạng. Một khi được gọi là xác lập, rê theo bất kỳ hướng để tạo hình dạng mà bạn muốn, ví dụ, rê lên hoặc rê xống để tạo hình dạng cao, rê sang phía để tạo hình dạng rộng hoặc rê theo đường chéo để tạo đường chéo tương xứng.
- Vẽ từ tâm: Để xác lập điểm gốc tại tâm của hình dạng (thay vì tại một mép, như được mô tả trước), nhấn giữ phím ALT trong khi rê hình dạng ra. Để đạt kết quả tốt nhất, nhả phím ALT sau khi bạn nhả chuột.
- Ràng buộc các hình dạng: Để tạo hình vuông có tỉ lệ hoàn toàn tương xứng, hình vuông có các góc được bo tròn, hoặc một hình tròn, chọn công cụ Rounded Rectangle hoặc Ellipse, nhấn giữ phím Shift trong khi rê hình dạng và sau đó nhả Shift trong khi bạn nhả chuột. Phím Shift cũng dàng buộc các đường Path, và các đối tượng được tạo bằng các công cụ Shape, Pen, và line khác bằng cách canh chỉnh chúng với Artboard khi bạnh rê hoặc bằng cách bảo đảm các đối tượng phù hợp với các góc 90 độ hoặc 45 độ.
- Tạo các hình dạng có các số đo chính xác: Để tạo các hình dạng có các kích thước chính xác, chọn công cụ xếp mà bạn muốn trên Panel Tools và nhấp một lần trê Artboard mà không rê. Điều này mở một hộp thoại của công cụ. Bên trong hộp thoại này, bạn có thể nhập các kích thước và số đo mà bạn muốn chẳng hạn như 2.75 in hoặc 315 px.
- Di chuyển các hình dạng khi bạn vẽ: Để định lại vị trí một hình dạng trên Artboard khi vẽ, nhấn giữ phím SPACEBAR khi bạn rê, khi bạn nhả SPACEBAR, bạn có thể tiếp tục rê hoặc nhả chuột để thêm đối tượng vào Artboard.
- Các đường Path và điểm: Mỗi hình dạng – cho dù có mép thẳng hình tròn hay sự kết hợp của cả hai – được tạo bằng một loại các đoạn đường (được gọi là các đường Path) được nối bằng các điểm neo. Bạn thấy những điểm neo và đường Path là dưới dạng các màu xanh dương và các chấm màu xanh dương xung quanh các mép của bất kỳ đối tượng được chọn.
- Bounding box: Nếu Bounding box được bật (View | show bounding box), các đối tượng được chọn cũng sẽ hiển thị một đường biên (outline) hình chữ nhật màu xanh dương xung quanh mép ngoài của đối tượng.

Các hộp rỗng màu xanh dương trên các góc và điểm giữa của hộp biên giống như các “núm” mà bạn có thể có thể rê để thể hiện nhanh các sự biến đổi đối tượng như định tỷ lệ và xoay.
- Xóa các hình dạng: Để xóa một hình dạng ra khỏi Workspace chọn nó bằng công cụ Selection và nhấn phím DELETE trên bàn phím hoặc chọn Edit | clear

In nhiều Artboard

In nhiều Artboard
Với nhiều File Artboard, các Artboard sẽ in dưới dạng các trang riêng biệt theo thứ tự chúng đã được tạo (bất kể vị trí chúng đã được tạo trên Artboard) trừ khi bạn xác định rằng một số Artboard in trong khi những Artboard khác thì không. Để chọn Artboard nào trong các Artboard trong tài liệu sẽ in, chọn range trong hộp thoại Print của máy in và gõ nhập số Artboard nếu bạn muốn in, chẳng hạn như 1, 4 - 5 để bỏ qua các Artboard 2 và 3 của một File 05 Artboard.
- Hộp thoại Open Artboard Option: Nhấp ở đây để mở hộp thoại Artboard Option. Bạn cũng có thể khởi động nó bằng cách nhấp đôi công cụ Artboard trong Panel Tools.
- Các tọa X / Y: Điều chỉnh các tọa độ x (nằm ngang) và y (thẳng đứng) ở đây.
- Width /height: Xác lập chiều rộng và chiều cao mong muốn cho Artboard được chọn ở đây.
- Artboard count: Vùng thể hiện số Artboard của tài liệu mở.
Khi bạn sẵn sàng lưu tài liệu, sử dụng một trong những lệnh Save sau đây:
- File | Save: Điều này mở hộp thoại Save as mà bên trong đó bạn có thể chọn vị trí cho File được lưu, gõ nhập một tên File, chọn một kiểu File từ enu xổ xuống Save as Type và lưu File. Nếu File đã được lưu lệnh Save sẽ cập nhật File hiện có bằng bất kỳ thay đổi gần đây.

- File | Save as: Tương tự File | Save, trong đó bạn sẽ nhìn thấy một hộp thoại Save as, nhưng File được đóng và File Save as trở thành tài liệu hiện hành được mở trong Workspace Illustrator.
- File | Save a copy: Tùy chọn lưu một bản sao của File mở ở vị trí mà bạn muốn trong khi để mở File gốc.
- File | Save for microsoft office: Chọn tùy chọn này để lưu một bản sao của tài liệu ở vị trí mong muốn trên máy tính bằng định dạng File micorosft PNG.
Các định dạng File riêng
Bạn thường nên xem xét 4 định dạng File khi lưu các File. Nhưng kiểu File này được gọi là các định dạng riêng (native format) bởi vì chúng dữ lại tính năng đặc biệt và dữ liệu của Illustrator để biên tập sau này:
- AI (*.ai): Định dạng File riêng của Illustrator để tạo và lưu các hình minh họa dựa và vector. Cũng được hỗ trợ bởi một số ứng dụng chế bản văn phòng và vẽ.
- PDF (*.PDF): Portable document format. Những File này hỗ trợ các tài liệu chứa ảnh bitmap và ảnh vector, text và Font. Để duy trì khả năng biên tập. Hãy bảo đảm bật tùy chọn Preserve Illustrator editing capabilities trong hộp thoại Save adobe PDF.
- EPS (*.EPS): Định dạng encapsulated postscdipt (EPS) dữ lại hầu hết các phần tử đồ họa được tạo bởi Illustrator và có thể bao gồm cả ảnh bitmap và ảnh vector. Định dạng EPS là một định dạng vector chung chung và tùy chọn mà bạn chọn nếu bạn dự định đặt File vào các chương trình không phải adobe chẳng hạn như microsoft office hoặc quarkxpres.
- SYG (*.SVG): Sử dụng định dạng vector chất lượng cao này khi tạo đồ họa web và ảnh cho các File web tương tác chẳng hạn như các hoạt họa flash.
Sau khi lưu bằng một trong những định dạng này, bạn có thể an toàn xuất hoặc tạo một bản sao của File trong bất kỳ định dạng File được hỗ trợ như được mô tả tiếp theo.


Biên tập các Artboard

Biên tập các Artboard
Làm theo các bước sau đây để điều chỉnh chiều rộng, chiều cao, hướng Layout, các thay đổi X / Y và những thuộc tính khác của các Artboard riêng lẻ.
Bước 1: Chọn công cụ Artboard từ Panel Tools.

Bước 2: Nhấp Artboard trong Workspace mà bạn muốn chỉnh sửa để kích hoạt nó.
Bước 3: Sử dụng các công cụ Artboard và xác lập Artboard trên Panel control.
- Presets: Chọn một kích cỡ xác lập sẵn cho Artboard từ menu xổ xuống này.
- Portrait / Landscape: Nhấp những nút này để lập hướng Layout của Artboard sang thẳng đứng (Portrait) hoặc nằm ngang (Landscape) sử dụng các kích thước hiện hành của Artboard.
- New Artboard: Nhấp nút này để thêm một Artboard mới vào chính giữa Layout. Sau đó bạn có thể nhấp và rê Artboard mới đến một vị trí khác.
- Delete Artboard: Nhấp nút này để xóa Artboard hiện được chọn.
- Display option menu: Mỗi Artboard có thể có các tính năng sau đây được bật hoặc tắt bằng các nút chuyển đổi này, biểu tượng của mục menu được chọn sau cùng sẽ hiển thị bên trái của menu.
- Show Center mark: Nhấp ở đây để thêm một đường hướng dẫn dấu tâm màu xanh lá cây vào Artboard được chọn.
- Show Cross hairs: Nhấp ở đây để thêm các đường Cross hair màu xanh lục tượng trưng cho tâm nằm ngang và tâm thẳng đứng của Artboard.
- Show video safe Area: Đối với các Profect Film và video, nhấp ở đây để thêm một tập hợp các đường hướng dẫn “vùng an toàn video” vào Artboard được chọn.

In nhiều Artboard
Với nhiều File Artboard, các Artboard sẽ in dưới dạng các trang riêng biệt theo thứ tự chúng đã được tạo (bất kể vị trí chúng đã được tạo trên Artboard) trừ khi bạn xác định rằng một số Artboard in trong khi những Artboard khác thì không. Để chọn Artboard nào trong các Artboard trong tài liệu sẽ in, chọn range trong hộp thoại Print của máy in và gõ nhập số Artboard nếu bạn muốn in, chẳng hạn như 1, 4 - 5 để bỏ qua các Artboard 2 và 3 của một File 05 Artboard.
- Hộp thoại Open Artboard Option: Nhấp ở đây để mở hộp thoại Artboard Option. Bạn cũng có thể khởi động nó bằng cách nhấp đôi công cụ Artboard trong Panel Tools.
- Các tọa X / Y: Điều chỉnh các tọa độ x (nằm ngang) và y (thẳng đứng) ở đây.
- Width /height: Xác lập chiều rộng và chiều cao mong muốn cho Artboard được chọn ở đây.
- Artboard count: Vùng thể hiện số Artboard của tài liệu mở.