Thứ Ba, 24 tháng 5, 2016

TẠO BẢN VẼ HAI CHIỀU TỪ MÔ HÌNH BA CHIỀU

Chương 8
TẠO BẢN VẼ HAI CHIỀU TỪ MÔ HÌNH BA CHIỀU

Trình tự tạo hình chiếu hai chiều từ mô hình ba chiều:
            - Mở (hoặc tạo) mô hình ba chiều trên một lớp (layer) riêng, ví dụ lớp 3D.
            - Định biến Tilemode = 0 hoặc chọn nút Layout1 trên dòng trạng thái.
   - Sử dụng lệnh Limits định giới hạn bản vẽ theo khổ giấy. Sau đó thực hiện lệnh Zoom (lựa chọn All).
- Sử dụng lệnh Mview tạo 4 (hoặc 1, 2, 3…)floating viewport bằng nhau trên vùng đồ họa.
- Sử dụng lệnh Mspace chuyển sang không gian mô hình (hoặc chọn nút Model trên dòng trạng thái).
- Nhập (load) dạng đường Hidden vào bản vẽ bằng lệnh Linetype.
- Chuyển sang paper space (chọn nút Layout1), sử dụng lệnh Vpoint lần lượt tạo 4 hình chiếu (Isometric, Top, Front, Side) trên 4 viewport.
- Sử dụng lệnh Zoom chỉnh kích thước các hình chiếu mô hình trong 4 viewport (định giá Scale như nhau).
- Sử dụng lệnh Mvsetup chỉnh vị trí (theo phương nằm ngang hoặc thẳng đứng) các hình chiếu trên 4 viewport.
- Dùng lệnh Solprop lần lượt tạo các đường bao và đường khuất cho từng hình chiếu trong các viewport.
- Đóng bằng (Freeze) lớp chứa mô hình solid trong hộp thoại Layer&Linetype Properties, tạo lớp KHUNG và đóng băng lớp này.
- Sử dụng lệnh Chprop hoặc Properties chuyển các đường bao khung nhìn sang lớp
 KHUNG.
- Tiến hành ghi kích thước các hình chiếu. Nếu vẫn chưa thấy đường khuất xuất hiện thì dùng lệnh Ltscale để hiệu chỉnh.
Thông thường các đường khuất và đường thấy được có thể trùng lên nhau, do đó tắt các lớp chứa các đường bao thấy (lớp PV-…) và dùng lệnh Explode phá vỡ các block chứa đường khuất và xóa bớt các đường trùng nhau. Ta có thể gán màu cho các lớp chứa đường bao (PV-) và đường khuất (PH-), nếu các đường bao và đường khuất không thay đổi màu theo lớp thì ta dùng lệnh Chprop (hoặc Properties) để hiệu chỉnh (màu của các đối tượng phải là BYLAYER).
Ta có thể sử dụng các lệnh SolviewSolprof để tạo các hình chiếu 2D một cách tự động.

8.1. Không gian mô hình (model space) và không gian phẳng (Paper space), biến TILEMODE
8.1.1. Biến TILEMODE
            Trong AutoCAD có hai cách quan sát vật thể tùy vào giá trị của biến TILEMODE = 0 (OFF) hay TILEMODE = 1 (ON).
Command: TILEMODE ¿
Regenerating layout.TILEMODE <1>: 0 ¿ (Chuyển sang phương thức tạo không gian giấy vẽ).
            Nếu biến TILEMODE = 1 thì sử dụng lệnh Vports ta chỉ tạo được các tiled vport (khung nhìn tĩnh) và sắp xếp chúng cạnh nhau. Các khung nhìn này chỉ có thể quan sát, khi in chỉ in được các đối tượng với điểm nhìn (vpoint) tại viewpoint hiện hành. Trong paper space, khi đó ta có thể tạo nhiều viewport nằm ở vị trí bất kỳ (gọi là khung nhìn động – floating viewport) trên màn hình, các viewport có thể chồng lên nhau, và khi in có thể in tất cả các hình ảnh hiện hành trên tất cả các viewport của màn hình. Khi làm việc trong môi trường này ta đặt biến TILEMODE = 0 (chọn nút Paper), lúc đó từ paper space ta có thể chuyển sang model space bằng lệnh MS (Mspace hoặc chọn nút Model) và từ model space chuyển sang paper space bằng lệnh PS (Pspace hoặc chọn nút layout11 và Layout2).

            Ta có thể gán trực tiếp biến TILEMODE bằng cách chọn vào các nút chọn trên dòng trạng thái. Theo mặc định ta có hai trang cho paper space: Layout1Layout2.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét