2.1.
Các hệ tọa độ trong bản vẽ AutoCAD
Hoc thiet ke quang cao Trong bản
vẽ AutoCAD tồn tại hai hệ tọa độ: WCS (World Coordinate System) và UCS (User Coordinate System). WCS tồn tại trong bất kỳ bản vẽ AutoCAD. Ta có thể tạo và lưu (save) nhiều UCS trong một bản vẽ,
UCS giúp ta thực hiện bản vẽ ba chiều được dễ dàng hơn. Tuy nhiên cùng một lúc
ta chỉ có một trong hai hệ tọa độ WCS hoặc UCS là hiện hành.
WCS là hệ
tọa độ mặc định trong bản vẽ AutoCAD có thể gọi là hệ tọa độ gốc. Biểu tượng (icon) của WCS nằm ở góc trái phía dưới bản vẽ
và có chữ W xuất hiện trong
biểu tượng này. Tùy vào trạng thái ON hoặc OFF của lệnh Ucsicon mà biểu tượng này có xuất hiện hay không. Hệ tọa độ này cố
định và không thể dịch chuyển.
UCS là hệ
tọa độ mà ta tự định nghĩa, hệ tọa độ này có thể đặt ở vị trí bất kỳ và tùy vào
điểm nhìn (viewpoint) biểu tượng của chúng sẽ hiện lên khác nhau. Số lượng UCS
trong một bản vẽ không hạn chế, mặt phẳng XY trong các hệ tọa độ gọi là mặt
phẳng vẽ (Working plane). Phương chiều của lưới (GRID), bước nhảy con chạy
(SNAP) thay đổi theo các trục X, Y trong mặt phẳng XY của hệ tọa độ hiện hành.
UCS có thể
tạo theo các lựa chọn của lệnh UCS.
Giá trị tọa độ X, Y xuất hiện trên dòng trạng thái (phía trên, bên phải màn
hình) là tọa độ của con chạy (giao điểm hai sợi tóc) trong mặt phẳng XY so với
gốc tọa độ của UCS hiện
hành. Thông thường trong bản vẽ 3 chiều X là chiều dài (Length), Y là chiều
rộng (Width), Z là chiều cao (Height).
2.2.
Qui tắc bàn tay phải
Trong
chương 1 ta đã biết: xác định chiều của các trục X, Y, Z trong AutoCAD tuân theo qui tắc bàn tay phải (ngón cái là trục X, ngón
trỏ là trục Y và ngón giữa là trục Z). Chiều quay dương theo ngược chiều kim
đồng hồ (Counter Clock-Wise) nhìn từ đỉnh trục vế phía gốc tọa độ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét